NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI DỮ LIỆU CỦA TỔ CHỨC:
1. Vấn đề về khả năng bảo vệ tính toàn vẹn và sẵn sàng của dữ liệu
Dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ, tuy nhiên khả năng thiết bị ngưng hoạt động do vấn đề trục trặc kỹ thuật rất có khả năng xảy ra.
Những sự kiện có thể gây hỏng, mất mát dữ liệu hoàn toàn có thể xảy ra với bất kì tổ chức nào như:
- Dữ liệu bị phá hoại do virus
- Dữ liệu vô tình / cố ý bị xóa, làm hỏng do mục đích chủ quan/ chủ ý của con người
- Dữ liệu bị hỏng do nằm trên các vùng ổ cứng hỏng
- Ổ cứng lưu trữ hỏng
- Các sự cố như cháy nổ, ngập lụt, hay thậm chí thảm họa xảy ra gây hỏng vùng lưu trữ vật lý
Hiện nay, vấn nạn Hacker tấn công các hạ tầng máy chủ, máy tính người dùng đang trở nên ngày gay gắt. Đỉnh điểm nhất, những cuộc tấn công Virus mã hóa tống tiền (Ransomware) đang ngày càng phổ biến. Dữ liệu của doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị mã hóa và Hacker yêu cầu đòi tiền chuộc để có thể mở khóa những dữ liệu này. Việc thanh toán cho Hacker cũng không thể chắc chắn rằng dữ liệu có thể được khôi phục trở lại…
2. Vấn đề về bảo vệ tính pháp lý và quyền sở hữu của dữ liệu
Điều gì xảy ra khi thông tin về dự án, khách hàng, hông tin về bảng lương, chính sách của công ty … của tổ chức bị lộ lọt ra ngoài.
Ai cũng có thể dễ dàng hình dung được những nguy hại của việc dữ liệu quan trọng bị thất thoát tới những người không mong muốn, đặc biệt khi đó là kẻ gian với mục đích xấu hay chính các đối thủ kinh doanh.
Điều này đặt ra những câu hỏi cần phải giải quyết:
- Đâu là những dữ liệu quan trọng đặc biệt, đâu là dữ liệu của phòng ban, đâu là dữ liệu cá nhân đơn thuần
- Ai là người có quyền trên dữ liệu quan trọng đặc biệt, ai có thể đọc nội dung và ai được phép gửi cho những người khác
- Những kênh nào dữ liệu có thể được truyền tải: USB, Mạng nội bộ, Email, Cloud …
Một rò rỉ dữ liệu có thể gây tốn kém rất nhiều về chi phí và thời gian xử lý bất kể đó là cố ý hay không.
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ DỮ LIỆU
1. Giải pháp sao lưu phục hồi dữ liệu
Nhằm chống lại những nguy cơ về mất dữ liệu, do bị phá hủy, bị mã hóa, các doanh nghiệp cần thiết phải triển khai giải pháp sao lưu dữ liệu. Vậy sao lưu dữ liệu là gì? Và có những kiểu sao lưu dữ liệu nào.
Sao lưu dữ liệu là hình thức lưu lại toàn bộ dữ liệu được cho là cần thiết về một nơi an toàn hơn. Dữ liệu sau khi sao lưu có thể khôi phục lại một cách nhanh chóng để phục vụ hoạt động sản xuất khi có sự cố.
Có 2 hình thức sao lưu dữ liệu: On-site Backup và Off-site Backup
On-site Backup: là giải pháp sao lưu dữ liệu mà trong đó nơi chứa dữ liệu sao lưu nằm trong cùng 1 hệ thống với những thiết bị được sao lưu. Ưu điểm của hình thức sao lưu dữ liệu này tốc độ sao lưu và khôi phục nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm lại khá lớn, Hacker có thể tấn công được vào nơi lưu dữ liệu sao lưu, không có ý nghĩa gì khi gặp những sự cố thiên tai, hỏa hoạn.
Off-site Backup: là giải pháp sao lưu dữ liệu mà trong đó nơi chứa dữ liệu sao lưu nằm tại một nới khác với những thiết bị được sao lưu. Ưu điểm của hình thức sao lưu dữ liệu này là khả năng an toàn cho những dữ liệu đã sao lưu. Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp này là tốc độ sao lưu và khôi phục dữ liệu tùy thuộc vào kết nối từ nơi làm việc tới nơi chứa các bản sao lưu.
Chiến lược sao lưu dữ liệu
Một trong những quy tắc hiệu quả tốt nhất để giải quyết bất kỳ kịch bản nào được gọi là quy tắc dự phòng 3-2-1. Cách tiếp cận này giúp người dùng trả lời được hai câu hỏi quan trọng: Thứ nhất, tôi nên có bao nhiêu tệp sao lưu và thứ hai, tôi nên lưu trữ những dữ liệu đó ở đâu?
Quy tắc 3-2-1 trở thành một khái niệm phổ biến. Quy tắc dự phòng 3-2-1 có nghĩa là:
- Có ít nhất ba bản sao dữ liệu của mình
- Lưu trữ các bản sao trên hai nơi khác nhau.
- Giữ một bản sao lưu ngoại vi.
2. Giải pháp lưu trữ, phục hồi dữ liệu
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc thiết, kế triển khai giải pháp Lưu trữ, Phục hồi dữ liệu, chúng tôi xin giới thiệu giải pháp Cohesity:
Xin trân trọng cảm ơn!